Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế

Đại dịch Covid -19 đã làm bộc lộ nhiều khoảng trống, nguy cơ đối với ngành Y tế. Điều đó đòi hỏi Chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, nhằm mục đích phù hợp với thời đại và bối cảnh xã hội.

Ngày 22/12/2020, chương trình chuyển đổi số trong y tế đã được Bộ trưởng Bộ Y tế chính thức phê duyệt. Xác định tầm nhìn đến năm 2030, ngành Y tế nước ta trở thành ngành Y tế thông minh. Với việc ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành. Chuyển đổi số trong Y tế là ứng dụng Công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện, tác động tích cực đến toàn bộ hoạt động Y tế, chăm sóc sức khỏe.

1. Mục tiêu chính phủ số trong Y tế

Xác định mục tiêu về Chính phủ số trong Y tế là đến năm 2025 duy trì toàn bộ dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4. Trong đó có 80% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên nhiều nền tảng, bao gồm cả các thiết bị di động.

Thêm vào đó yêu cầu 90% hồ sơ công việc tại Bộ và Sở Y tế, 80% hồ sơ của Phòng Y tế cần được xử lý trực tuyến. Ngoại trừ các hồ sơ công việc bí mật của nhà nước. Các báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp, thống kê được kết nối, tích hợp 100% trên hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

80% các hệ thống y tế cần kết nối, chia sẻ thông tin qua nền tảng tích hợp. Thông tin người dân, doanh nghiệp cần được số hóa và lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về Y tế, không cần khai báo lại. Tiếp tục duy trì Cổng công khai y tế, Cổng công khai giá thiết bị y tế. Các thông tin về giá thuốc, trang thiết bị, vật tư, chi phí dịch vụ, đấu thầu,… của ngành Y tế cần được công khai 100%.

2. Mục tiêu phát triển xã hội số ngành Y tế

Về phát triển xã hội ngành Y tế, mục tiêu đến 2025, 100% các cơ sở y tế triển khai thanh toán điện tử, không sử dụng tiền mặt. Các cơ sở đều triển khai tư vấn, khám bệnh từ xa. Cho phép đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến. Và toàn bộ lãnh đạo, nhân viên ngành y tế tham gia mạng kết nối y tế quốc gia.

Về chuyển đổi số trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Mục tiêu xác định 100% người dân, cán bộ y tế đều được định danh. Số người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử là 90 %. 100% các xã đều triển khai phần mềm quản lý y tế đầy đủ chức năng. Khoảng 15% bệnh viện trên toàn quốc chuyển đổi số thành công. Các bệnh viện đều triển khai hồ sơ điện tử, không sử dụng bệnh án trên giấy. Hình thức thanh toán viện phí điện tử không dùng tiền mặt được thực hiện theo quy định.

3. Các lĩnh vực cần ưu tiên đẩy mạnh trong chuyển đổi số ngành Y tế

Chương trình chuyển đổi số trong Y tế xác định 4 nhóm nhiệm vụ chính. Bao gồm: phát triển nền tảng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong y tế, phát triển chính phủ số trong y tế, phát triển xã hội số trong y tế.

Hai lĩnh vực được ưu tiên đẩy mạnh phát triển là chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh, chuyển đổi số trong bệnh viện.

4. Thực trạng chuyển đổi số trong Y tế

Những năm này, ngành Y tế đã triển khai một số hình thức khám, chữa bệnh từ xa, hồ sơ bệnh án điện tử. Tuy nhiên chưa có nhiều đột phá.

Khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ đã đặt ra yêu cầu đòi hỏi các bệnh viện phải có các hình thức số hóa mạnh mẽ. Đẩy mạnh khám, chữa bệnh từ xa, hạn chế tiếp xúc. Đưa ra biện pháp giúp người dân tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ y tế một cách nhanh chóng, tiết kiệm, an toàn. 

Trong thời gian qua, ngành Y tế cũng đã triển khai nhiều kế hoạch, chương trình thúc đẩy chuyển đối số. Kết quả đạt được là 100% bệnh viện toàn quốc triển khai hệ thống quản lý bệnh viện. Có 10 bệnh viện, 1 phòng khám điện tử đã triển khai bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy. Có 23 bệnh viện đã triển khai hệ thống lưu trữ, truyền tải hình ảnh thay cho in phim (PACS).

Để đạt được những kết quả như trên, đã có sự tham gia tích cực của nhiều doanh nghiệp lớn. Ví dụ như Viettel Solutions, Vmed group, Facare, FPT Healthcare, VNPT,…

5. Cần thận trọng trong thực hiện chuyển đổi số trong ngành Y tế

Việt Nam có nhiều tiềm năng cũng như nhân tố để phát triển một ngành Y tế số. Trong đó việc hình thành cơ sở dữ liệu tập trung cần được quan tâm. Đây là chìa khóa để các bệnh viện, cơ sở y tế, doanh nghiệp công nghệ khai thác được những tiềm năng này.

Để thực hiện tốt chuyển đổi số trong y tế cần giải quyết tốt hai thách thức về mặt kỹ thuật và pháp lý. Cần có hành lang pháp lý chặt chẽ. Các cơ chế về chính sách đầu tư thuận lợi. Tạo điều kiện để thử nghiệm những phương án tối ưu, sáng tạo. Tăng sự nhạy bén, chủ động của các doanh nghiệp công nghệ ngành y tế.

Chuyên gia trong ngành cho hay, Việt Nam cần nhanh chóng ban hành luật về dữ liệu cá nhân. Nền tảng là xác định các quyền về dữ liệu của chủ thể. Bao gồm đầy đủ dữ liệu về y tế, sức khỏe. Từ đó đưa ra các quyền, nghĩa vụ với các chủ thể thu thập, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu.
——————

iScan cung cấp giải pháp tối ưu chi phí văn phòng, số hóa tài liệu dành cho các doanh nghiệp; các bệnh viện, trường học, ngân hàng và hàng ngàn tổ chức, cá nhân.

Liên hệ tư vấn dịch vụ: 024 7303 1068 / 089 6688 636

5/5 - (16 bình chọn)

Trả lời

error: Nội dung bản quyền bởi iScan.vn