Sự sụp đổ và hồi sinh của đế chế Kodak

sự sụp đổ và hồi sinh của đế chế kodak

Theo nhiều người, sự trượt dốc của Kodak có nhiều lý do, nhưng nguyên nhân chính là sai lầm trong định hướng kinh doanh và không bắt kịp với bước tiến của chuyển đổi số.

Kodak và quá khứ oanh liệt một thời

Kodak từng được coi là biểu tượng của Mỹ trên lĩnh vực khoa học và công nghệ

Kodak là một trong ba hãng sản xuất phim chụp, giấy ảnh lớn nhất thế giới.

Kodak gắn bó trước hết với nước Mỹ, đã có thời được coi là một trong những biểu tượng cho vị thế tiên phong của nước Mỹ trên lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nó có được vị thế và uy danh tưởng chừng vững đến mức không gì có thể lay chuyển nổi trên thị trường. Năm 1991, Kodak đạt được doanh số kinh doanh kỷ lục gần 20 tỉ USD.

Cái chết của Kodak

Cái chết của Kodak bắt nguồn từ việc không chịu thay đổi để thích ứng với cái mới

Quá khứ oanh liệt là vậy, ít ai ngờ rằng đế chế Kodak một thời lại có ngày sụp đổ. Kodak mặc dù đã nhận biết ra sớm nhất sự thay đổi trên thị trường, nhưng lại chậm chân nhất trong việc thích ứng hóa với những thay đổi ấy để sinh tồn và phát triển. Kodak đã không chuyển đổi kịp thời từ thời công nghệ analog sang thời công nghệ kỹ thuật số. Vì vậy dẫn đến sự suy vong.

Trước giờ, nhiều người cho rằng, sự phá sản của Kodak vào năm 2012 là do không chịu thay đổi mô hình kinh doanh suốt từ năm 1975. Sự xuất hiện của iPhone và smartphone có tính năng chụp ảnh đã ảnh hưởng ít nhiều tới Kodak. Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của tảng băng.

Kodak tự giết chết mình

Sở dĩ, Kodak có thể trở thành kẻ thống trị thị trường phim ảnh trong nhiều thập kỷ trước đây là nhờ sự tiện lợi trong chụp hình với các máy ảnh nhỏ gọn có thể mang đi khắp nơi. Kodak bán máy ảnh rẻ như cho và chủ yếu là bán phim cùng thuốc rửa phim. Tuy nhiên, cũng chính những thành công trên đã giết chính họ.

Năm 1975, một kỹ sư của Kodak đã phát minh ra chiếc máy chụp ảnh kỹ thuật số (digital camera) đầu tiên với độ phân giải 0,1 megapixel.  cuối cùng ban lãnh đạo của Kodak cho nó xếp xó do lo sợ phát minh này sẽ khiến người ta không mua phim và thuốc rửa phim nữa. Lúc đó, Kodak đang chiếm 80 – 90% thị phần phim ảnh thế giới.

Năm 1995, nhận thấy sai lầm của mình, Kodak vội vàng nhảy vào mảng máy ảnh kỹ thuật số và tung ra nhiều sản phẩm bán khá chạy. Tuy nhiên, ngành hàng này cũng nhanh chóng mạt vận vớ sự ra đời của iPhone vào năm 2007.

Nhưng, theo nhiều chuyên gia, chính sự xuất hiện của Instagram vào năm 2010 mới chính là “giọt nước làm tràn ly” hay là nguyên nhân trực tiếp khiến Kodak phá sản năm 2012.

Kodak

Sự xuất hiện của Instagram chính là nguyên nhân trực tiếp khiến Kodak hoàn toàn sụp đổ

Năm 1999, để có hơn 21,6 tỷ tấm ảnh, khách hàng trên thế giới phải trả cho Kodak 8 tỷ USD (lúc này giá thị trường của Kodak khoản 20,9 tỷ USD và có 83.000 nhân công). Tới năm 2013 có 21,9 tỷ tấm ảnh mà mọi người khoe với nhau trên Instagram có giá 0 đồng (giá thị trường của Instagram vào năm 2012 khoản 1 tỷ USD với 12 nhân công).

Có thể thấy, lý do biến mất của Kodak là do họ đã không biết cách số hóa phim ảnh và không dám thay đổi vì có quá nhiều thứ để mất. Cũng dễ dàng nhận ra, Kodak không phải là trường hợp duy nhất phá sản vì chậm chuyển đổi số. Các hãng taxi có số liệu nhưng lại không số hóa, kết nối với người dùng khiến họ thua Grab. Tương tự là trường hợp các công ty điện thoại đang khốn đốn vì Zalo hay Skype. Ngành khách sạn đang bị đe dọa bởi Airbnb. Đó chính là những “minh chứng sống” cho sự thất bại của sự  “làm ngơ” trước việc chuyển đổi số.

Instagram

Sự hồi sinh của Kodak với lĩnh vực số hoá tài liệu

Vào năm 2012, Kodak đăng ký Quyền Bảo Vệ Phá Sản và tuyên bố sẽ ngưng sản xuất máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh quay phim bỏ túi và khung ảnh kỹ thuật số. Đến tháng 1/ 2013, tòa án chấp nhận đơn đăng ký của Kodak và hỗ trợ tài chính cho thương hiệu đang trên bờ vực phá sản sau khi đã bán quá nhiều mảng kinh doanh của mình vào giữa năm 2013. Chưa đầy một năm sau đó, Kodak giới thiệu ban điều hành mới của mình.

Lần này, Kodak cho ra mắt các dòng máy scan tài liệu cũng như những ứng dụng chỉnh sửa ảnh. Máy scan Kodak có tốc độ cao và được thừa hường công nghệ hình ảnh hàng đầu thế giới. Tất cả đều hướng tới việc số hoá. 

Vậy bài học rút ra ở đây là gì?

Nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của Kodak do chậm trễ trong việc số hoá. Rút kinh nghiệm từ Kodak, nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi số rất thành công. Dẫu thích hay không, ta phải thừa nhận, giới công nghệ đã thành công rực rỡ. Từ cái xác của bong bóng dotcom, chỉ hai thập kỷ:

  • Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft trở thành những công ty có giá trị nhất nước Mỹ. Với hàng loạt sản phẩm được hàng tỷ người tin dùng.

Đó là chưa kể những “siêu kỳ lân” như Dropbox, Uber, Twitter hay mới đây là Airbnb, Doordash và Snowflake. Tại Việt Nam, Nghị quyết 52/NQ-TW và Quyết định 749/QĐ-TTg đã đưa chuyển đổi số trở thành chương trình hành động quốc gia. Do đó, các doanh nghiệp cần bắt đầu ngay hôm nay để có thể tồn tại trên thị trường. 

iScan cung cấp dịch vụ số hoá tài liệu trọn gói, dịch vụ Cho thuê máy scan cho các doanh nghiệp số hoá tài liệu với chi phí rẻ:

  • Dịch vụ trọn gói tiết kiệm chi phí
  • Thời gian thuê linh hoạt: theo dự án hoặc dài hạn
  • Máy scan chính hãng tốc độ cao
  • Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, hỗ trợ nhanh chóng

Liên hệ 024 7303 1068 / 0971 491 492 để được tư vấn thêm

 

 

5/5 - (19 bình chọn)

Trả lời

error: Nội dung bản quyền bởi iScan.vn