Số hóa thư viện và xây dựng Thư viện số

Trong Kỷ nguyên số 4.0, các dữ liệu đều được số hóa và đưa lên nền tảng đám mây. Không nằm ngoài sự thay đổi này, các thư viện tại Việt Nam cũng dần Chuyển đổi số và áp dụng Thư viện số ngày càng rộng rãi hơn, đặc biệt là tại các Tổ chức giáo dục. Vậy thư viện số là gì? Cần những yếu tố gì để xây dựng Thư viện số?

Khái niệm Thư viện số

Thư viện số hay Thư viện trực tuyến là thư viện mà ở đó các bộ sưu tập các văn bản, tài liệu hình ảnh, tài liệu âm thanh, tài liệu video được lưu trữ dưới dạng số cùng với các phương tiện để tổ chức, lưu trữ và truy cập các tài liệu dưới dạng tập tin trong bộ sưu tập của thư viện.

Tại sao phải xây dựng Thư viện số?

  • Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, nội dung số bùng nổ và gia tăng mạnh mẽ. Đa phần đều được lưu trữ dưới dạng điện tử. Điều này làm thay đổi thói quen của người đọc dần chuyển sang các nền tảng điện tử để tăng tính tiện lợi, tiếp cận thông tin nhanh chóng ở mọi lúc mọi nơi.
  • Số lượng tài liệu lưu trữ dạng truyền thống theo thời gian trở nên quá tải. Không gian lưu trữ có giới hạn hoặc vấn đề này gây nhiều tốn kém khi thực hiện mở rộng thư viện.
  • Nhiều chính sách của Chính phủ ban hành trong quy trình Chuyển đổi số cũng ảnh hưởng đến việc áp dụng Thư viện số tại các trường học. Quyết định số 206/QĐ-TTg được ban hành ngày 2/11/2021, Chính phủ đã phê duyệt chương trình Chuyển đổi số ngành Thư viện đến năm 2025 và định hướng đến 2030.

Xây dựng Thư viện số (Số hóa thư viện)

Số hoá thư viện là tiến trình chuyển tải tài liệu thư viện truyền thống (sách và văn bản in ấn) sang dạng điện tử và lưu trữ trên Server. Có hai giai đoạn trong tiến trình số hoá.

  • Scan tài liệu. Cho ra sản phẩm số hoá dạng hình ảnh, định dạng file PDF, JPEG, Bitmap hoặc TIFF.
  • Nhận dạng ký tự quang học (OCR – Optical Character Recognition). Trong nhiều hệ thống thư viện số, tài liệu chỉ ở giai đoạn đầu, nghĩa là những gì độc giả thấy chỉ là hình ảnh. Với tính năng OCR, file PDF có thêm tính năng PDF Searchable. Đây là định dạng PDF 2 lớp, giúp người dùng có thể tìm kiếm, truy vấn thông tin, nội dung bất kỳ trong file đã xuất bản. Ngoài ra OCR có thể xuất file sang dạng văn bản (Word, Excel,…) –  giúp bạn có thể chỉnh sửa trên chính văn bản đó.

Việc Số hoá có thể tự thực hiện trong thư viện hay hợp đồng với nhà thầu bên ngoài. Một số điểm quan trọng khi xây dựng Thư viện số:

1. Bộ sưu tập số & Siêu liên kết (hyperlink)

  • Để có tài liệu số xây dựng thành các bộ sưu tập, thông thường lấy từ 3 nguồn là bản thân tài liệu xuất bản số; tài liệu số hóa từ bản cứng và tài liệu số thư viện sưu tập được.
  • Truy cập ra bên ngoài thông qua các hợp đồng, thỏa thuận với các nhà xuất bản sách điện tử, tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu như Elsevier, Springer,… hoặc các đối tác hoặc đến các trang.

Đối với nghiệp vụ biên mục hiện đại, để xây dựng những Bộ sưu tập số thì chuyên viên thư viện phải Tạo lập Siêu dữ liệu (Metadata Building)  Gặt hái Siêu dữ liệu (Metadata Harvesting):

– Tạo lập Siêu dữ liệu: Nhằm tạo lập Bộ sưu tập số nội sinh. Nếu trong thư viện truyền thống, biên mục viên tạo lập phiếu mục lục hay biểu ghi thư tịch cho độc giả tra cứu nguồn tài liệu in ấn trong kho sách; thì trong Thư viện số, biên mục viên tạo lập Siêu dữ liệu để độc giả truy cập vào bộ sưu tập chuyên ngành trong Kho số (Digital repository) đặt tại máy chủ của thư viện – đó được gọi là Tài liệu số nội sinh.

– Gặt hái Siêu dữ liệu: Nhằm tạo lập những Bộ sưu tập ảo bằng phần mềm chuyên dụng hay phần mềm nguồn mở, cán bộ thư viện tìm kiếm và thu gom những siêu dữ liệu của những tài liệu phù hợp với đề tài mình tìm kiếm khắp nơi trong thế giới mạng để tạo lập những Bộ  sưu tập chuyên ngành chỉ chứa những siêu dữ liệu.

2. Lựa chọn tài liệu để Số hóa

Lựa chọn tài liệu để số hóa cũng là một vấn đề quan trọng trong công tác số hóa tài liệu. Thông thường tài liệu nội sinh sẽ được tính đến vì nhiều vấn đề liên quan như khẳng định giá trị học thuật của đơn vị, vấn đề bản quyền,… Các đơn vị thường đưa ra 5 tiêu chí và xếp theo thứ tự ưu tiên. Tài liệu được chọn phải thỏa mãn 3 tiêu chí hoặc ít nhất là 2 tiêu chí đầu.

  • Tiêu chí 1 – Truy cập. Là tài liệu được sử dụng nhiều hoặc tài liệu có giá trị như giá trị chính trị, giá trị nghiên cứu giảng dạy, giá trị tài chính và giá trị văn hóa xã hội hay truyền thống. Những tài liệu đơn bản hoặc hiếm cũng được xếp trong tiêu chí này.
  • Tiêu chí 2 – Bảo quản. Là những tài liệu dễ hỏng, dễ phân hủy, khó bảo quản.
  • Tiêu chí 3 – Cộng đồng. Là những tài liệu phục vụ cho các sự kiện, các chương trình nghiên cứu trọng điểm hay các triển lãm và xây dựng thương hiệu ĐHQGHN.
  • Tiêu chí 4 – Tài liệu có tiềm năng phát triển. Là những tài liệu có kinh phí từ dự án, tương lai được đầu tư, bổ sung hoặc số hóa theo yêu cầu của lãnh đạo hay nhà tài trợ.
  • Tiêu chí 5 – Cam kết của thư viện. Thư viện có thể có một cam kết từ trước khi số hóa một bộ sưu tập cụ thể.

3. Hạ tầng công nghệ thông tin – Nhân lực triển khai, quản trị

  • Hạ tầng CNNT gồm hạ tầng phần cứng và phần mềm. Thuê phần mềm & phần cứng hiện là xu hướng các thư viện trên thế giới để tiết kiệm chi phí, cũng như vận hành và quản trị. (Tham khảo dòng máy scan sách chuyên dụng cho số hóa thư viện: Máy scan sách Czur).
  • Đội ngũ nhân lực cần được đào tạo bài bản. Các nội dung cần được đào tạo:

– Xử lý tài liệu;

– Áp dụng các vấn đề bản quyền;

– Bảo mật dữ liệu;

– Vận hành, cập nhật thông tin.

Ưu điểm Thư viện số

  • Không gian tri thức là vô tận. Không giới hạn bởi các ranh giới vật lý như thư viện truyền thống. Người đọc có thể sử dụng, tra cứu tài liệu mọi lúc mọi nơi chỉ cần một thiết bị điện tử thông minh có kết nối mạng.
  • Thời gian sử dụng không hạn chế. Với các thư viện truyền thống, người dùng chỉ được đến vào khoản thời gian quy định trong ngày. Tuy nhiên, với thư viện số thời gian truy cập và sử dụng là 24/7.
  • Không giới hạn người sử dụng trong một thời điểm. Điều này có nghĩa tình trạng đông đúc trong một không gian sẽ không xảy ra.
  • Tìm kiếm nhanh chóng thông tin. Với những tính năng hiện đại từ thư viện số, người dùng có thể tìm kiếm nhanh chóng các tài liệu với thanh tìm kiếm chính xác nhất.
  • Hệ thống lưu trữ và khả năng bảo quản tốt nhất: Khả năng lưu trữ tài liệu vô cùng gọn nhẹ, thời gian bảo quản lâu dài tránh tình trạng mọt mối như trong thư viện truyền thống.
  • Bảo đảm chất lượng tài liệu. Thông tin hình ảnh được rõ nét nhờ các công nghệ xử lý hình ảnh và không thay đổi theo thời gian.

Thuê máy scan sách – Số hóa thư viện sách chuyên nghiệp

iScan cung cấp dịch vụ Số hóa thư viện trọn gói

  • Số hóa thư viện trọn gói;
  • Cung cấp các dòng máy scan sách chuyên dụng: Czur, Fujitsu,…
  • Tư vấn triển khai xây dựng Thư viện số chuyên nghiệp – hiện đại.
  • Cung cấp gói phần mềm Thư viện số (Dspace, Kipos, OPAC, Nainuwa,…).
  • Dịch vụ thuê Cloud lưu trữ thư viện số.

☼ Hotline tư vấn: 089 6688 636

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

error: Nội dung bản quyền bởi iScan.vn