Chuyển đổi số hay là chết?
Hiện nay, chuyển đổi số là yếu tố sống còn của hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới. Khảo sát cho thấy 70% công ty nhận thức được lợi ích của chuyển đổi số. Tuy nhiên, đây là quá trình mà cơ hội đi đôi với thách thức. Quá trình này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng đối mặt với nó.
Tầm quan trọng của chuyển đổi số
Số hóa hay chuyển đổi số mang lại những lợi ích thiết thực cho tất cả các doanh nghiệp
Nếu một doanh nghiệp hiện nay không áp dụng những công nghệ kỹ thuật số vào quy trình vận hành doanh nghiệp thì doanh nghiệp ấy không lâu nữa sẽ bị đào thải. Bối cảnh lúc này đặt ra một câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp: Chuyển đổi số hay chết? Chúng ta không còn gì bàn cãi về tầm quan trọng của số hóa nữa. Khách hàng hay thậm chí cả nhân viên đều được hưởng lợi từ những tiến bộ kỹ thuật số.
Theo báo cáo của nhiều cuộc khảo sát, chuyển đổi số mang lại lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp từ điều hành, quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh,….Các lợi ích có thể kể đến như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, lãnh đạo có thể đưa ra chỉ đạo nhanh chóng, chính xác nhờ hệ thống báo cáo thông suốt, kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên. Tất cả những điều này làm tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
Đồng thời, số hóa cũng góp phần nâng cao năng suất lao động. Nghiên cứu của Microsoft vào năm 2017 chỉ ra rằng, chuyển đổi số tăng năng suất lao động lên 15%, năm 2020 tăng lên 21%
Chuyển đổi số là cơ hội mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hàng đầu như Amazon, Netflix, Apple đều có điểm chung là số hóa thành công. Các doanh nghiệp này đã đầu tư phát triển công nghệ và con người.
Hiện nay, 6 trong 10 công ty hàng đầu thế giới là công ty công nghệ. Trong đó, Apple được định giá trên 1000 tỷ USD. Thị trường Châu Á cũng sôi động với 42 công ty công nghệ mạnh như Alibaba, Go-Jek, Grab… Xu hướng này vẫn đang tiếp tục nở rộ. Các nghiên cứu cho rằng, nếu tận dụng tốt công nghệ số, Việt Nam có thể thúc đẩy GDP tăng thêm 28,5 – 62,1 tỷ USD, tương đương mức tăng 7-16% GDP vào năm 2030. Theo đó, GDP bình quân đầu người sẽ được tăng thêm.
Theo dự báo, đến năm 2030, các công nghệ số sẽ giúp các ngành công nghiệp mới xuất hiện ở Việt Nam và mang lại doanh thu “siêu khủng” như: thương mại điện tử đạt khoảng 40 tỷ USD; trí tuệ nhân tạo (AI) đạt 420 triệu USD, điện toán đám mây đạt 2,2 tỷ USD; gọi xe công nghệ khoảng 2,2 tỷ USD; nông nghiệp thông minh 1,7 tỷ USD; Fintech khoảng 1,5 tỷ USD…
Nhiều doanh nghiệp đã sai lầm khi cho rằng số hóa chỉ là cơ hội của các doanh nghiệp lớn hướng tới khách hàng. Trên thực tế, số hóa là bứt phá với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tất cả các doanh nghiệp có chiến lược chuyển đổi số rõ ràng đồng nghĩa với việc họ có cơ hội sống sót và bứt phá trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động không ngừng.
Thách thức không hề nhỏ
Nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại vì vướng phải rất nhiều rào cản.
Mặc dù những lợi ích của việc trở thành một doanh nghiệp kỹ thuật số là rõ ràng, nhưng 2/3 số công ty vẫn chưa thực hiện thay đổi hoặc thực hiện mà không thành công bởi vẫn còn tồn tại rất nhiều thách thức.
Thiếu hiểu biết về văn hóa và tầm quan trọng của chuyển đổi số
Nhiều doanh nghiệp không hiểu được sự cần thiết của việc tạo ra văn hóa kỹ thuật số bên trong một doanh nghiệp, ngay cả trước khi lên kế hoạch chuyển đổi. Hầu hết các bên liên quan trong công ty có thể không chuẩn bị cho sự thay đổi. Do đó, hiệu suất và hiệu quả của nhân viên có thể bị giảm trong giai đoạn chuyển đổi số.
Lý do thất bại thường là do hầu hết các công ty tán thành quá trình chuyển đổi mà không xem xét các bên liên quan trên lộ trình chuyển đổi. Điều này thường ảnh hưởng nặng nề đến hiệu quả của các doanh nghiệp này. Vì vậy, tạo ra nhận thức và sự cần thiết cho nhân viên, khách hàng và các bên liên quan của doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc chuyển đổi và thúc đẩy hiệu suất rất cần thiết là rất quan trọng để tăng trưởng nhất quán.
Chiến lược
Chiến lược chuyển đổi số đóng góp vai trò rất quan trọng. Hiện nay, chiến lược truyền thống không còn phù hợp đối với doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp cần thay đổi suy nghĩ của mình để có một chiến lược kinh doanh công nghệ số hiệu quả.
Thiếu rõ ràng về ngân sách chuyển đổi số hoặc có ngân sách hạn chế
Thách thức đầu tiên của quá trình chuyển đổi số nằm ở ngân sách. Số hóa đòi hỏi đầu tư công nghệ, cơ sở hạ tầng và nguồn lực để phát triển. Nhu cầu của khách hàng không ngừng phát triển, việc điều chỉnh theo thị trường cần nhiều khoản đầu tư. Điều này dẫn đến việc ngân sách cho việc số hóa không cố định.
Sự thiếu rõ ràng về ngân sách này buộc các nhà lãnh đạo phải lùi bước khi đề cập đến số hóa.
Dưới tác động của đại dịch Covid 19, chuyển đổi số là yếu tố sống còn với doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, doanh nghiệp dễ dàng thiết lập chiến lược chuyển đối số đúng hướng. Mặc dù cơ hội cũng đi đôi với nhiều thách thức, nhưng nếu không muốn tụt hậu, các doanh nghiệp cần chuyển đổi ngay bây giờ
iScan chuyên cung cấp giải pháp số hóa tiết kiệm ngân sách
iScan hiểu rằng quá trình số hóa dữ liệu gây nhiều thách thức cho các doanh nghiệp nhất là về vấn đề ngân sách. Dịch vụ cho thuê máy scan của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này. Thuê máy scan giúp các doanh nghiệp tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc đầu tư một chiếc máy mới do khách hàng không cần chi trả cho chi phí sửa chữa, thay linh kiện,vv… Hơn nữa, đội ngũ kỹ thuật của iScan sẽ có mặt ngay khi bạn gặp khó khăn.