Ổ cứng SSD, HDD và những điều cần biết

Giống như con người, mọi thông tin nếu muốn được lưu giữ thì phải có sự hoạt động của trí não. Đối với máy tính cũng vậy, phương tiện lưu ghi lại mọi dữ liệu cá nhân của bạn đó chính là ổ cứng. Hiện nay, có hai loại ổ cứng rất phổ biến: SSD và HDD. Vậy SSD, HDD là gì? Chúng khác nhau ở điểm nào? Ưu điểm là gì? Hãy cùng iScan khám phá nhé!

Ổ cứng SSD

Ổ cứng SSD là gì?

  • SSD (Solid State Drive), còn gọi là ổ cứng điện tử, là thiết bị lưu trữ dữ liệu cho máy tính sử dụng bộ nhớ bán dẫn như SRAM, DRAM. Đây là một loại ở cứng lưu trữ dữ liệu liên lục dành cho laptop bằng cách sử dụng nhiều chip Flash liên kết với nhau để tạo thành vùng lưu trữ dữ liệu. Thành phần chính tạo nên một ổ cứng SSD hoàn chỉnh bao gồm 2 thành phần là bộ điều khiển Flash và chip nhớ FLash NAND.
  • Ngoài ra loại chip còn còn có tên gọi là Non-volatile Memory nó được gắn cố định trên bo mạch chủ hoặc PCI/PCIe và tạo thành những vùng lưu trữ trong quá trình chạy ổ cứng SSD giúp ta có thể ghi lại dữ liệu một cách nhanh chóng.

Lịch sử của phát triển của chúng ra sao?

  • SSD đã được ra đời từ thời máy tính còn sử dụng ống chân không tuy nhiên sau một thời gian sử dụng SSD bằng sắt từ này đã phải ngừng sử dụng vì nó lưu trữ tệp tin thành dạng trống.
  • Cho đến những năm 70-80 của thế kỷ 20 với sự hỗ trợ của IBM, Amdahl và Cray ở cứng SSD dần được phát triển. Nhưng do giá thành giá cao đồng thời chúng không đáp ứng được nhiều đối tượng tiêu dùng. Chí vì thế mà ổ cứng SSD không thể sử dụng rộng rãi.

Ưu điểm

  • SSD có tốc độ đọc và ghi dữ liệu, hiệu suất nhanh chóng
  • Ít xảy ra tình trạng full disk như khi sử dụng HDD.\
  • Tốc độ đọc – ghi nhanh hơn HDD 
  • Dễ dàng di chuyển laptop khi đang bật mà không lo sợ những va chạm khiến ổ cứng bị hỏng do được thiết kế dưới dạng thể rắn.
  • SSD hoạt động êm ái và mát hơn, không gây tiếng ồn
  • Lượng điện năng tiêu hao ít
  • Giảm thời gian mở ứng dụng và khởi động máy, ngoài ra còn nâng cao nâng cao năng suất làm việc của laptop.

Nhược điểm

  • Giá thành khá cao hơn so với ổ cứng HDD truyền thống với cùng dung lượng
  • SSD có số lượng ghi hữu hạn tuy nhiên không có nghĩa là SSD có tuổi thọ ngắn hơn HDD

Các loại ổ cứng SSD

  • Hiện nay, có 3 loại ổ SSD là M.2, NVMe và SATA, trong đó ổ SATA có thể sử dụng được cho phần lớn các mẫu máy tính bàn hay laptop hiện nay, còn ổ M.2 hay NVMe chỉ mới xuất hiện trên những mẫu máy gần đây.

Ổ cứng HDD

Ổ cứng HDD là gì?

  • HDD, viết tắt của Hard Disk Drive, là ổ đĩa cứng truyền thống, có cơ chế lưu trữ dữ liệu trên bề mặt tấm đĩa tròn phủ vật liệu từ tính, dữ liệu sẽ được quét từ đĩa thông qua bộ phận đọc ghi đặt trên tấm đĩa khi quay.
  • Ổ đĩa cứng là bộ nhớ non-violate (không thay đổi), nghĩa là khi chúng không có nguồn điện thì những thông tin lưu trên ổ vẫn được bảo toàn.

Lịch sử phát triển

  • Công nghệ ổ cứng HDD có lịch sử tương đối lâu đời (từ khi máy tính bắt đầu xuất hiện). Có rất nhiều hình ảnh nổi tiếng của ổ cứng IBM 350 RAMAC (1956) sử dụng 50 chiếc đĩa rộng 24-inch chỉ để lưu trữ 3.75MB. Điều này có nghĩa là kích thước của một tập tin MP3 128Kbps trung bình sẽ được lưu trữ bằng một ổ cứng lớn như hai chiếc tủ lạnh.
  • Trái ngược với HDD, ổ cứng SSD chỉ có lịch sử xuất hiện vài năm trở lại đây. Những bộ lưu trữ dữ liệu luôn là sự say mê với rất nhiều người dùng kể từ những ngày đầu xuất hiện máy tính cá nhân. Và bộ nhớ flash hiện tại chính là sự phát triển cao cấp của ổ cứng. Những con chip trong bộ nhớ flash này lưu trữ dữ liệu của bạn và nhưng lại không yêu cầu bạn phải cung cấp điện năng liên tục để giữ lại dữ liệu đó.

Ưu điểm

  • Dung lượng rất lớn lên đến hơn 14TB – gấp 10 đến 20 lần dung lượng của một ổ cứng phổ biến hiện nay (500GB đến 1TB).
  • Chi phí thấp vì vậy thường sử dụng trên các máy tính phổ thông hoặc ở những hệ thống có nhu cầu lưu trữ lớn.

Nhược điểm

  • Tốc độ truy xuất còn thấp do phụ thuộc phần nào vào tốc độ quay của đĩa.
  • Gây ồn và tỏa nhiệt cao khi hoạt động.
  • Dễ bị sốc trong quá trình sử dụng, làm hỏng ổ cứng, gây mất dữ liệu.

Các loại ổ cứng HDD

  • HDD Internal: Có kích thước 3,5 inch và hầu hết có dung lượng là 4 TB. HDD Internal có tốc độ đọc ghi dữ liệu khoảng 530 MB/s. Thông thường, ổ cứng này có giá gần 2 – 7 triệu. Nhưng nhìn chung thì HDD Internal vẫn có giá “dễ chịu” hơn so với HDD External .
  • HDD External: Có kích thước 2,5 inch, hầu hết có dung lượng tối đa là 2 TB được cung cấp năng lượng qua cổng kết nối USB hoặc Thunderbolt. Tuy nhiên, thị trường ổ cứng di động ngày càng phong phú đa dạng, với nhiều loại được thiết kế đặc biệt có khả năng lưu trữ rất lớn như Backup Plus Desktop với dung lượng lên tới 5 TB.

So sánh sự khác nhau giữa SSD và HDD

Đặc điểm Ổ Cứng SSD Ổ Cứng HDD
Tốc độ đọc / ghi SSD có tốc độ nhanh cao nhanh có thể lên đến 3500MB/s HDD tốc độ khá chậm chỉ dưới 100MB/s
Tiếng ồn SSD không tạo ra tiếng ồn khi sử dụng Vì sử dụng cơ chế cơ học để lưu trữ dữ liệu nên HDD sẽ có tiếng ồn
Độ bền  Ổ cứng SSD có độ bền cao  HDD có độ bền thấp và dễ bị tác động của ngoại lực
Nhiệt độ SSD có thể chịu được nhiệt độ từ 0 – 70 độ C 5 – 55 độ C là nhiệt độ mà HDD có thể chịu được
Sự phân mảnh Không ảnh hưởng đến tốc độ đọc/ghi  Sự phân mảnh của HDD làm ảnh hưởng đến tốc độ đọc/ghi
Giá thành SSD có giá thành cao hơn với HDD với dung lượng bằng nhau HDD có giá thành thấp hơn với SSD cùng dung lượng
Điện năng tiêu thụ Thấp Cao
Độ phân mảnh Không gây ảnh hưởng đến hiệu năng của ổ cứng Gây ảnh hưởng đến hiệu năng của ổ cứng

Tại sao các bạn nên sử dụng dịch vụ cho thuê laptop của iScan?

iScan cung cấp dịch vụ Cho thuê laptop với cấu hình mạnh mẽ, Core i5, i7, 8GB Ram và trang bị ổ cứng SSD hiệu suất cao…

  • Tiết kiệm chi phí mua máy
  • Thời gian thuê linh động: Theo ngày, theo sự kiện hoặc thuê dài hạn
  • Thiết bị cấu hình cao, hoạt động ổn định
  • Hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp, nhanh chóng
  • Đa dạng các dòng máy: HP, Dell, Lenovo,…

Trên đây là bài viết về ổ cứng SSD và HDD của iScan. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bạn lựa chọn ổ cứng tốt nhất cho chiếc máy tính của mình.

 

 

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

error: Nội dung bản quyền bởi iScan.vn