Số hóa dữ liệu đất đai để quản lý minh bạch, giảm thủ tục hành chính

Số hóa cơ sở dữ liệu đất đai và công khai trên cổng thông tin điện tử sẽ giúp thông tin về đất đai được minh bạch. Người dân có thể tra cứu thông tin dữ liệu đất đai qua mạng, tiết kiệm được thời gian đi lại.

Số hóa dữ liệu đất đai giúp quản lý minh bạch

Số hóa dữ liệu đất đai giúp quản lý minh bạch, thủ tục hành chính nhanh chóng. Nhiều địa phương chỉ có dữ liệu đất đai trên giấy. Hiện chỉ có Đồng Nai, Vĩnh Long và Bến Tre xây dựng CSDL đất đai, đã số hóa và công khai. Người dân, doanh nghiệp có thể tra cứu dữ liệu đất đai trên cổng thông tin điện tử của Sở TN&MT:

  • Diện tích, kích thước thửa đất;
  • Thông tin về tính pháp lý của thửa đất, đã được cấp sổ đỏ hay chưa;
  • Thông tin về thửa đất đó có nằm trong khu bị quy hoạch hay ngoài quy hoạch…
  • Những thông tin chi tiết về chủ sử dụng đất là bí mật tài sản theo Bộ luật dân sự, chỉ khi được phép của chủ sử dụng đất mới được cung cấp.

Người dân tránh được các rủi ro khi giao dịch BĐS khi thông tin pháp lý được công khai. Việc chuyển nhượng, các thủ tục cũng được số hóa. Các thủ tục hành chính nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Số hóa tài liệu giúp tiết kiệm không gian lưu giữ; giúp việc bảo quản, duy trì tuổi thọ của tài liệu truyền thống được lâu hơn. Những hiệu quả mà nó mang lại hơn hẳn so với phương thức lưu trữ bằng bản cứng.

Số hóa dữ liệu đất đai

Những khó khăn của các địa phương khi số hóa dữ liệu đất đai

Để xây dựng CSDL đất đai, địa phương phảo đáp ứng các quy định về quy chuẩn và mô hình. Bộ TN&MT đã ban hành quy chuẩn và mô hình CSDL đất đai. Vấn đề còn lại là tổ chức triển khai ở các địa phương.

Thực tế cho thấy địa phương nào đầu tư mạnh, việc xây dựng CSDL đất đai sớm hoàn thành. Còn đầu tư “nhỏ giọt” thì mới chỉ làm được ở một số huyện, xã. Bộ TN&MT đã có văn bản đề nghị các địa phương ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng CSDL đất đai. Khi hoàn thành số hóa sẽ có đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế, tiết kiệm được thời gian, chi phí cho xã hội.

Năm 2018, Quảng Nam đã bị mất 20.000 dữ liệu sổ đỏ và hồ sơ đất đai. Các yêu cầu về sao lưu, bảo mật dữ liệu khi triển khai số hóa cần đảm bảo tuân thủ quy trình nghiêm ngặt:

  1. Các quy trình số hóa đều phải thực hiện theo các tiêu chuẩn an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2013, với những quy định rõ ràng về trách nhiệm và yêu cầu bảo mật.
  2. Phải có sao lưu dự phòng ở nhiều thiết bị khác nhau, kể cả trong quá trình triển khai phải có backup realtime hoặc hàng ngày trong quá trình triển khai.
  3. Tất cả các hồ sơ phải được mã hóa, phân quyền user theo nhiều cấp. Các cá nhân không được cấp quyền, sẽ không thể truy cập vào hệ thống.

iScan cung cấp giải pháp số hóa tài liệu chuyên nghiệp

Với kinh nghiệm triển khai dịch vụ số hóa tại nhiều tổ chức, cơ quan quản lý và các tập đoàn lớn, iScan cam kết

  • Cho thuê máy scan kèm phần mềm bản quyền chuẩn số hóa. 
  • Dịch vụ số hóa tài liệu chuẩn lưu trữ ISO.
  • Bảo mật thông tin tuyệt đối;
  • Bảo quản tài liệu không bị thất lạc, hư hỏng;
  • Tư vấn giải pháp tối ưu, tiết kiệm chi phí.

Hotline tư vấn: 024 7303 1068 – 089 6688 636

5/5 - (21 bình chọn)

Trả lời

error: Nội dung bản quyền bởi iScan.vn