8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số

“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6/2020. Đây là văn bản mang tính chiến lược, cũng như tính kế hoạch hành động. Các bộ, ngành và địa phương phương; các cá nhân, tổ chức có thể dựa vào đó để triển khai. Chương trình đã xác định 8 lĩnh vực cần ưu tiên, có tác động lớn đến xã hội, liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người dân. Từ đó thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí.

8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số

Với quan điểm lấy người dân làm trung tâm của mọi hoạt động chuyển đổi số. Chương trình xác định 8 lĩnh vực cần ưu tiên gồm:

  • Y tế
  • Giáo dục
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Nông nghiệp
  • Giao thông vận tải và Logistics
  • Năng lượng
  • Tài nguyên và môi trường
  • Sản xuất công nghiệp.

Chương trình cũng lưu ý về liên kết giữa các ngành được nêu. Cần triển khai các sáng kiến nhằm liên kết các lĩnh vực với nhau. Tạo nên những giá trị mới cho doanh nghiệp, người dân và cho xã hội. Chương trình sẽ tập trung vào 4 nội dung chính:

  • Cập nhật xu thế chuyển đổi số;
  • Phương pháp chuyển đổi số hiệu quả;
  • Chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số thành công;
  • Kết nối cung cầu chuyển đổi số.

Chương trình xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu:

  • Tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới;
  • Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ;
  • Đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Đổi mới phương thức sống, làm việc của người dân;
  • Phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Nhận thức đóng vai trò quyết định

Thủ tướng Chính phủ cũng xác định rõ 6 quan điểm, cách tiếp cận, trong đó:

  • Nhận thức đóng vai trò quyết định;
  • Người dân là trung tâm của chuyển đổi số;
  • Thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số;
  • Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy nhanh hơn, hiệu quả hơn, giảm chi phí;
  • Bảo đảm an toàn, an ninh mạng;
  • Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân.

Trên quan điểm đó, Chương trình đã vạch ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai nhằm tạo nền mỏng chuyển đổi số; phát triển chính phủ số; phát triển kinh tế số và phát triển xã hội số.

Chương trình xác định, cần chuyển đổi nhận thức về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách. Từ một nhóm tổ chức, cá nhân tiên phong tới cộng đồng, bằng những câu chuyện thành công điển hình, có tính thuyết phục cao.

Giải pháp triển khai

Triển khai nhiệm vụ nêu trên, 4 giải pháp cụ thể được đưa ra là:

  • Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách;
  • Thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả Liên minh Chuyển đổi số để truyền cảm hứng, đi tiên phong;
  • Xây dựng bộ nhận diện chung cho Chương trình;
  • Mỗi địa phương chủ động lựa chọn một xã/phường để triển khai thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân;

Chương trình còn đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về Phát triển nền tảng số:

  • Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng;
  • Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.

iScan – cung cấp giải pháp số hóa tài liệu, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Dịch vụ Cho thuê máy scan, số hóa tài liệu chuyên nghiệp dành cho các doanh nghiệp.

Tư vấn dịch vụ: 024 7303 1068 – 089 6688 636

4.9/5 - (17 bình chọn)

Trả lời

error: Nội dung bản quyền bởi iScan.vn